Trích tác phẩm Tỉnh_quốc_hồn_ca

  • Tỉnh quốc hồn ca I: Sau khi nêu quá khứ vẻ vang oanh liệt của dân tộc Việt, tiếp đến là chỉ trích lỗi lầm của người trên kẻ dưới đã làm cho nước nhà lụn bại. Trích giới thiệu một số câu:
...Người khanh tướng kẻ tấn thân [9]Trăm nghề, hỏi có trong thân nghề nào?Chẳng qua là quơ quào ba chữ,May ra rồi ăn xớ [10] của dân.Khoe khoang rộng áo dài quần,Tráp giày bệ vệ, rần rần ngựa xe.Còn bậc dưới ngo ngoe vô kể,Học cúi luồn kiếm thế vơ quào.Thầy tư lại, bác kỳ hào,Gặm xương, mút đũa lao nhao như ruồi.Lại có kẻ lôi thôi bậc giữa,Trên lỡ quan, dưới nữa lỡ dân.Ấy là học sĩ văn nhân,Ăn sung mặc sướng mà thân không làm.Người trên đã lam nham như thế,Những dân ngu sá kể làm chi.Rượu chè cờ bạc li bì,Sinh ra trộm cướp, nghề gì mà mong?... ...Người ta chẳng tưởng mơ quyền tước,Làm quan cốt giúp nước giúp dân.Những ai khanh tướng công thần,Ai ai cũng phải lấy dân làm nề.Nào là kẻ đủ bề tài trí,Nào là người cả chí kinh luân,Tiếng khen khắp cả xa gần,Trong khi tuyển cử thì dân nó bầu.Chẳng hể phải lòng sau cúi trước,Cũng chư hề chạy ngược chạy xuôi.Đến khi được chức lên ngôi,Dẫu quan quyền nước, thực tôi dân nhà......Ấy cũng là một gương tỏ rõ,Để cho ta thử đọ mà coi.Người mình không đức không tài,Ham quan ham tước chen vai cúi đầu.Cửa quyền môn mai chầu tối chực,Đua chen nhau rạo rực như sôi.Cửa tiền cửa hậu lăn vùi,Cùng ra đến giậu chó chui cũng lòn.Mình được rồi lo con lo cháu,Lạ làng thay cái máu tham quan....Dân nghèo nước khó mặc lòng,Cốt mình giữ đặng trong vòng ấm no......Nghĩ mình thua sút muôn phần,Anh em ta phải đua chân mới là.
  • Tỉnh quốc hồn ca II: Tương tự như Tỉnh quốc hồn ca I, sau khi nhắc lại quá khứ oai hùng của dân tộc Việt, tác giả bắt đầu phê phán, trích một số câu:
...Hiềm vì nỗi học hành sai lối,Thóc vứt đi, rơm bổi quơ về.Sai lầm từ thuở nhà Lê,Bước qua nhà Nguyễn sa bê lần lần.Pháp luật đủ mười phần thao thiết,Mượn của người [11] chẳng biết nghĩ xa,Người dùng độc thuốc người ta,Mình đem về để thuốc bà thuốc con.Cấm chẳng được hỏi đon việc nước,Cấm chẳng cho ao ước thở than.Thi văn ba họ hàm oan,Công thần như thế ai còn hở môi?Người cương trực lo lui bước trước,Lũ nịnh thần lần lượt đầy sân,Vua tôn như thánh như thần,Phận tôi rơm rác, thần dân trâu bò......Pháp luật thế, học cùng như thếMấy trăm năm lưu tệ đến đâu!Vua ngồi thăm thẳm cung sâu,Một đời chỉ biết đè đầu dân đen.Dưới đại thần đua chen tước lộc,Ngoài trăm quan hì hục thân danh,Cúi lòn đút lót đủ vành,Làm quan cốt để rán sành dân ngu.Thói tham lam nhuộm sâu đến tủy,Máu ham quan như đĩ ham tiền,Đua tranh những việc nhãn tiền,Biết đâu nghĩa vụ, công quyền là đâu!......Trên vua đã lờ mờ như ngủ,Ngày trót đêm vịnh phú ngâm thi,Bá quan văn võ biết chi,Trung thành chỉ có lạy qùi mà thôi.Đánh cũng chết, hòa rồi cũng chết,Bốn mươi năm gió quét sạch không!Ông cha gầy dựng non sông,Mà nay nông nổi, đau lòng xiết bao!Song những kẻ lo sâu nghĩ kỹ,Mình xét mình ngẫm nghĩ mà coi:Nên hư chẳng bởi người ngoài,Xưa nay thịt thúi, thì giòi mới sinh!Vậy những nỗi bất bình để đó,Quyết theo thầy gắng gổ học hành,Đừng điều yêu chuộng hư danh,Phải lo việc thực mới thành đặng công...

Sau đó, tác giả mơ ước:

...Ước chánh trị ngày rộng rãi,Dắt ta theo vào cõi văn minh,Hiến chương pháp luật ban hành,Nói năng nghĩ ngợi thỏa tình tự do.Ước học hành mở cho xứng đáng,Đừng vẽ hình vẽ dạng cho qua,Công thương kỹ nghệ chuyên khoa,Trí tri cách vật cho ta theo cùng,Cuộc điều dưỡng mở trong dân sự,Nẻo giao thông tứ xứ sơn lâm,Làm cho ba tánh yên tâm,Làm cho kinh tế càng năm càng giàu...[12]